“ĐIỆN GIẬT” do Tĩnh Điện

“ĐIỆN GIẬT” KHI CHẠM VÀO VẬT DỤNG TRONG MÙA LẠNH
CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Bs. Trần Văn Năm

Tại sao bị “điện giật” khi chạm vào vật dụng?

(Nguồn Internet)

Khi thời tiết trở lạnh và độ ẩm không khí giảm thấp trong những ngày cuối năm, gây ra nhiều người bị giật mình khi chạm vào vật dụng kim loại như tay nắm cửa, kéo đắp chăn mền, mặc quần áo…thậm chí chạm tay vào người khác. Các nhà khoa học cho rằng đây là hiện tượng Tĩnh Điện. Hiện tượng này xảy ra do mất cân bằng điện tích Âm và Dương trên bề mặt một vật dụng nào đó.

Hiện tượng mất cân bằng điện tích này bị thúc đẩy (cộng hưởng) khi có sự ma sát (tiếp xúc), điện tích sẽ dịch chuyển từ vật này sang vật kia, dẫn đến thừa điện tích Dương trên vật tác động và thừa điện tích Âm trên vật bị tác động, phát ra dòng điện (tiếng tách, tia sáng).

Nếu độ ẩm trong không khí cao sẽ giúp đưa điện tử (electron) di chuyển ra khỏi cơ thể và cơ thể không bị tích tụ điện tử lại quá nhiều. Ngược lại, nếu độ ẩm thấp điện tử sẽ tích tụ lại trong cơ thể và gây hiện tượng Tĩnh Điện. Hậu quả là bị điện giật khi chạm tay vào ai đó hoặc vật gì mà trước đây không hề xảy ra.

Có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, dòng điện do hiện tượng Tĩnh Điện gây ra là rất yếu, không có phản ứng nguy hiểm cho cơ thể như: shock điện, cháy da, tổn thương cơ quan…việc phát ra dòng điện (tiếng tách, tia sáng): cháy nổ rất hiếm xảy ra.

Nên làm gì để hạn chế “điện giật”?

Để đề phòng bị “điện giật” có thể thực hiện một số biện pháp đơn giãn sau:
– Uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2 lít nước ngày),
– Bôi kem giữ ẩm da,
– Chọn quần áo từ vải tự nhiện như cotton, hạn chất liệu vải tổng hợp như polyester, nylon.
– Những ngày không khí khô nặng có thể dùng máy phun hơi nước để tăng độ ẩm trong phòng ở.

Món ăn – bài thuốc giúp giữ cân bằng độ ẩm bên trong cơ thể, hạn chế khô da, khô niêm mạc mũi – họng:
– Cháo Sắn dây: Sắn dây (30g), Đậu xanh (30 – 50g), Gạo (50 – 80g). Cho nước vừa đủ nấu thành cháo.
– Cháo Hoài sơn: Hoài sơn (30g), Gạo (50g). Cho nước vừa đủ nấu, bổ sung muối – đường hợp khẩu vị
– Cháo Kỷ tử: Câu kỷ tử (30g), Gạo (60 – 80g)…

(Nguồn internet)

– Các vị thuốc khác hiệu quả có thể dùng riêng hay phối hợp: Mè đen, Đậu đen xanh lòng, Lá dâu tằm ăn, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Rễ tranh…