NÊN ĂN GÌ NHẰM TRÁNH “ĐỤNG ĐÂU QUÊN ĐÓ”
Bs. Trần Văn Năm
“Đụng đâu quên đó” có thể là dấu hiệu khởi đầu của Suy Giảm Nhận Thức hay Rối Loạn Nhận Thức và nặng hơn nữa là Mất trí nhớ (bệnh Alzheimer). Tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và đặc biệt ở người cao tuổi.

Kính của tôi đang ở đâu?
Theo thống kê gần đây, khoảng 1% người từ 65 tuổi có dấu chứng của bệnh Alzheimer và tăng gấp đôi sau mỗi 5 năm tuổi. Tại Hoa kỳ, tử vong do bệnh Alzheimer đứng hàngthứ 6. Do đó, cần quan tâm phòng bệnh khi có biểu hiện giai đọan đầu của rối loạn nhậnthức, nhằm hạn chế lâm vào tình trạng mất trí nhớ.
1. Vì sao mà “đụng đâu quên đó”:
Qua kết quả của nhiều quan sát thực tế cho thấy: giảm nhận thức và bệnh Alzheimer có liên quan chặt chẽ đến bệnh của mạch máu não như vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường. Các yếu tố thuận lợi thúc đẩy suy giảm nhận thức, mất trí nhớ bao gồm:
– Lão hóa não và tế bào thần kinh: người trên 80 tuổi trọng lượng não giảm 10%; số tế bào thần kinh, lưu lượng máu đến não cũng giảm và tốc độ dẫn truyền kinh giảm đáng kể.
– Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), vữa xơ động mạch, tăng một protein tên là beta-amyloid (nếu ăn nhiều đạm động vật), chất này bám vào tế bào não chịu tráchnhiệm nhận thức, tư duy (thùy trán và trước trán).

(nguồn Internet)
– Tăng huyết áp, đái tháo đường (đường máu cao), hút thuốc lá, uống nhiềurượu…gây tổn thương động mạch cung cấp máu cho bộ não.
– Thiếu oxy tế bào não do: thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép thần kinh – mạch máu, sau độtquỵ não, chấn thương não…
2. Phải làm gì khi bị “mau quên”:
– Phát hiện yếu tố thuận lợi kễ trên [1] và nên gặp thầy thuốc tư vấn thêm,
– Từ bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia,
– Khi nằm ngủ, nghỉ không kê đầu quá cao,
– Phòng ở phải thoáng khí, đủ oxygen,
– Tập thể dục đều đặn: thở sâu, thư giãn, thiền định, thưởng thức nghệ thuật…
3. Ăn gì để “nhớ lâu”:
Nguyên tắc: Chọn thức ăn có nhiều Anti-oxidant (chủ yếu có trong thực vật: rau, củ, hoa, trái, hạt), hạn chế chất dầu – mỡ – đường tinh luyện (đường trắng, đường phèn), giảm thịt động vật và thức ăn chế biến sẵn. Thường xuyên chọn thức ăn theo khuyến cáo sau:
– Rau củ, hoa, quả, hạt có nhiều màu sắc vì có hàm lượng cao Antioxidant, chất xơ (tan và không tan), vitamin A – E – C – selenium – folate (là dạng tự nhiên của vitamin B9) – Fe – Zn – beta-carotene. Nên chọn rau hoa quả có màu sáng, cụ thể: đỏ, xanh đậm, vàng. Cần lưu ý tăng tỉ lệ rau, trái cây tươi hơn các loại sấy khôhay đun ở nhiệt độ cao, vì mất các vitamin và các hợp chất flavone có lợi.
– Hạn chế tối đa thịt và sản phẩm từ động vật (sữa, phô mai, xúc xích): vì chứa nhiều cholesterol gây tăng sản xuất beta-amyloid ứ đọng trong tế bào não, thêm vào đó tăng chất Homocysteine góp phần gây bệnh Alzheimer.
– Chế biến thức ăn: không nêm nếm “đậm đà”. rất ít bột ngọt, bột nêm, đường, dầu béo, chất tạo ngọt từ hóa chất…
– Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn, men tiêu hóa, chất xơ…giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng: giúp hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng, điều hòa hoạt động hệ miễn dịch, ổn định các chất dẫn truyền thần kinh (gồm cảhormone hạnh phúc), tốt cho hoạt động Trục Ruột – Não (Gut – Brain Axis) sẽ duy trì cân bằng tâm – thần kinh, chống suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.
Liên hệ 2 chiều giữa Não – Ruột (nguồn internet)
– Uống đủ nước sạch.
4. Một số dược liệu hỗ trợ phòng – trị giảm nhận thức – mất trí nhớ:
Bạch quả, Hạt Óc chó, Hạt hướng dương, Dây Lạc tiên (Nhãn lồng), Tảo xoắn (Spirulina), nấm Linh chi, nấm Hầu thủ, Nhân sâm, Viễn chí, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo… có thể tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Lời kết:
Theo thời gian, phần lớn các chức năng hoạt động của cơ thể sẽ suy giảm dần, trong đó có khả năng nhận thức – trí nhớ. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng mong ước rằng khoảng thời gian trước khi rời xa “cõi tạm”, cũng còn nhận biết hôm nay đã ăn cơm chưa, ta đang ở đâu và người đang đứng cạnh chăm sóc cho ta là ai?. Điều ước sẽ thành hiện thực nếu tuân thủ ăn uống khoa học, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây suy giảm nhận thức – mất trí nhớ!