“HÀNG DỄ VỠ”: LÀM SAO TRÁNH

“HÀNG DỄ VỠ”: LÀM SAO TRÁNH

 

Bs. Trần Văn Năm

“Hàng dễ vỡ” (HDV) ngày càng tăng khi tuổi thọ bình quân dân số của Việt Nam cũng như các nước hiện tăng đáng kể. Đồng thời, tỉ lệ bệnh mạn tính người cao tuổi chiếm đa số là không thể tránh khỏi. “HDV” ám chỉ sự mong manh (chuối chín cây) của sức khoẻ người tuổi cao, do các biến cố bệnh tim mạch (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch chi…), biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư các loại… gây ảnh hưởng chung đến nền kinh tế của xã hội (do chi phí điều trị và phục hồi cao). Tuy nhiên, “HDV” trong bài này nhằm vào một bệnh lý phổ biến và vì sát nghĩa với cụm từ “dễ vỡ” đó là: biến cố gãy xương do thiếu xương – loãng xương (xương giòn, osteoporosis) ở người cao tuổi.


Cần phải hành động ngay để hạn chế “HDV”:

– Phổ biến ý thức phòng bệnh khi còn rất trẻ (tuổi đi học): tập thể dục đều đặn, ăn đủ chất, không sử dụng bừa bãi chất kích (rượu bia, thuốc lá…),

– Uống thuốc phải có chỉ định của thầy thuốc (một số thuốc gây loãng xương),

– Sau 35 tuổi, đặc biệt là nữ giới: lượng collagen type I giảm đáng kể trong khung xương, chất khoáng (Calcium, phosphorus) không có nơi để bám và dễ bị loãng xương, do đó cần định kỳ tầm soát mật độ xương (đo loãng xương),

– Điều trị hiệu quả loãng xương cần phù hợp với cơ chế bệnh sinh và tuân thủ sự hướng dẫn của thầy thuốc để có kết quả tốt nhất.

Tóm lại: chúng ta hãy thực hiện hạn chế “Hàng dễ vỡ” vì khi “hàng” vỡ (gãy cổ xương đùi, gãy cột sống) sẽ giảm chất lượng sống và ảnh hưởng kinh tế gia đình. Dù HDV không thể tránh khỏi, nhưng đừng để “vỡ” quá sớm khi “hàng” chưa hết hạn sử dụng (Expiration date).