LIỆU PHÁP THIÊN NHIÊN
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HỆ XƯƠNG – KHỚP
Bs Trần Văn Năm
Theo thời gian xương – khớp thay đổi về cấu trúc và chất lượng:
- Khung xương: giảm chất keo là chủ yếu (chất collagen, chất hữu cơ) nên chất khoáng (Ca, P, Mg) không có nơi để gắn kết nên xương dòn dễ gãy (loãng xương); đĩa đệm cột sống thoái hoá, mất nước; dây chằng không chắc gây bệnh đĩa đệm…
- Khớp: dịch khớp ít nên sụn bị tổn thương, chịu áp lực khi lao động, đi đứng nên hình gai xương,
Các bệnh xương khớp thường gặp:
- Viêm – thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, bệnh đĩa đệm,
- Loãng xương người lớn (do: giảm nội tiết tố, lão hoá, thuốc, sai lầm trong lối sống…phân biệt loãng xương bẩm sinh ở trẻ em)
- Bệnh khớp do thấp…
Phòng ngừa và trị bệnh: nguyên tắc
- “Chăm sóc hệ xương – khớp – cơ từ khi còn trẻ”;
- “Trị bệnh khi bệnh chỉ là mầm mống”;
- “Thuốc tốt nhất là thuốc do nhà máy sản xuất thuốc của cơ thể”
Liệu pháp thiên nhiên:
Tập luyện thể dục:
- Đều đặn, không quá sức: Dưỡng sinh, Khiêu vũ, yoga, Taichi, đi bộ, bơi lội… nhằm giữ cân năng hợp lý, tăng tuần hoàn kèm chất dinh dưỡng đến xương – khớp; tiếp xúc ánh sáng thiên nhiên buổi sáng trước 8 giờ,
Thái độ tinh thần:
- Tư duy tích cực, hạn chế stress, sống lạc quan, thư giãn, thiền định nhằm kiểm soát gốc tự do, hạn chế lão hoá tế bào;
Kiêng chất kích thích:
Hạn chế rượu bia, nói không với thuốc lá vì gây tổn thương mạch máu, thần kinh nói chung và xương khớp nói riêng;
Thực phẩm:
Sạch – chất lượng: sữa (từ các loại hạt); rau củ quả tốt cho hệ xương khớp: có chứa đủ chất đạm (động hoặc thực vật, động vật ít chân tốt hơn động vật 4 chân); chất khoáng (calcium, magnesium, phosphorus); vitamin C, B, A, chất béo (thực vật tốt hơn động vật); uống đủ nước; giảm muối; ít đường tinh chế. Tận dụng nguồn thực phẩm thực vật lên men (Natto) vì cung cấp vitamin K2 giúp cơ thể tạo calcitonin, chất gắn Calcium, P vào collagen. K2 còn do lợi khuẩn ở ruột tổng hợp.
Lưu ý: không cần thiết uống thêm Calci dạng thuốc hoặc sữa động vật, vì phần lớn trong khẩu phần ăn bình thường đã có đủ.
Thuốc:
Khi có sưng, đau, giới hạn vận động…phải dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc Đông hay thuốc Tây hoặc phối hợp cả hai tuỳ vào loại bệnh, giai đoạn bệnh (nên có tham khảo ý kiến thầy thuốc):
- Đông dược: cây dược liệu (cây Xấu hổ, Tang ký sinh, Cây Bìm bịp, Hy thiêm, Kê huyết đằng, Cốt toái bổ, Cẩu tích, Thiên niên kiện, Cỏ xước, Đỗ trọng, Cây Nhàu, nấm Linh chi…); con dược liệu (Động vật làm thuốc): cao xương động vật (xương cá sấu, Trăn, Rắn, Ngựa,…).
- Tân dược: thuốc giảm đau kháng viêm, sử dụng trong giai đoạn cấp và khi có chỉ định của thầy thuốc.
Kết luận:
Để có được hệ xương khớp ít bệnh tật cần lao động, tập luyện, ăn uống hợp lý và khoa học.
- Ăn đủ và cân bằng giữa chất hữu cơ (collagen) cùng chất khoáng (calcium, P, Mg, Zn…) kết hợp tập luyện giúp hệ cơ bắp khoẻ mạnh.
- Việt Nam có rất nhiều cây – con làm thuốc có tác dụng chăm sóc các bệnh của hệ xương – khớp ngày càng được chứng minh có hiệu quả và ít phản ứng có hại.