Nên làm gì khi bị chứng Huyết Áp Thấp (phần 2)

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI BỊ HUYẾT ÁP THẤP

Thay đổi lối sống:
  • Nếu do bệnh phải kiêng muối quá chặt chẽ gây giảm Na+  máu, có thể   thêm ít muối vào bữa ăn hàng ngày,
  • Uống thêm nước cho đủ khoảng 1,5 lít ngày,
  • Người có suy tĩnh mạch cần mang tất trị bệnh, ngủ nằm ngửa với vị trí cằng chân cao khoảng 10 cm. Không ngủ với gối quá cao.
  • Hạn chế rượu, ăn đủ chất, thở sâu trước khi ngủ,  ăn chia nhiều bữa nhỏ, vấn đề café, trà… sử dụng lượng phù hợp.
  • Tập Dưỡng sinh, Yoga, Thiền định…
  • Không thay đổi tư thế đột ngột (từ nằm sang ngồi hay ngồi sang đứng), không nên thường xuyên nằm võng.

Các dược liệu giúp ổn địnhchứng  HAT:
  • Nhân sâm: tác dụng tăng tuần hoàn mạch máu do sản acid nitric khi uống.
  • Nghệ: tốt cho người bị HAT kèm rối loạn tiêu hoá, có tính kháng viêm, anti-oxydant, cải thiện HAT.
  • Nhục quế (phù hợp với người có cơ địa lạnh): kích thích tuần hoàn, chứa Fe, Manganese, calcium. Tác dụng cải thiện tiêu hoá, tuần hoàn, nâng huyết áp.
  • Đinh lăng (dùng lá hoặc rễ), nấm Linh chi (tán bột hoặc nấu nước uống), Hà thủ ô, Bạch quả…
Các loại vừa là rau vừa là thuốc:
  • Gừng: thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện huyết áp, giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
  • Tỏi: chống kết tụ tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn.
  • Khoai tây: có nhiều K, Mg. Giúp ổn định tuần hoàn cải thiện huyết áp.
  • Chuối: giàu vitamin B, giúp ổn định huyết áp.
  • Hẹ
Các bài thuốc Đông y thường dùng có hiệu quả:
1. THĂNG ÁP THANG (SHENG YA TANG):  sử dụng tốt cho trường hợp HAT kèm: mệt mỏi, thở gấp khi gắng sức, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim, chán ăn.
DƯỢC LIỆU
HÀM LƯỢNG (G)
Hoàng kỳ
30
Đảng sâm
30
Ngũ vị tử
20
Mạch môn đông
9
Sài hồ B
3


2. BỔ TRUNG ÍCH KHÍ (Bu Zhong Yi Qi Tang) dùng trong các trường hợp sau:
Huyết áp thấp, mệt mỏi sau hoá trị (điều trị ung thư), stress tâm thể, ngưng thở lúc ngủ, suy giảm hệ miễn dịch, hiếm muộn…
DƯỢC LIỆU
HÀM LƯỢNG (G)
Hoàng kỳ
20
Đảng sâm
12 – 16
Đương quy
12
Bạch truật
12
Sài hồ B
6 – 10
Thăng ma
4 – 6
Cam thảo
4
Trần bì
4 – 6