Nhâm Sâm và Tăng Huyết Áp

NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP CÓ UỐNG ĐƯỢC NHÂN SÂM KHÔNG?

Bs. Trần Văn Năm

Nhân sâm (NS) hiện có 3 loại được dùng ở Việt Nam [1, PubMed],
Họ: Araliaceae.

  • Sâm Châu Á (Panax ginseng, có tài liệu gọi Hồng sâm),
  • Sâm Hoa kỳ (Panax quinquefollium L., Bạch sâm), 
  • Sâm K5 – Ngọc Linh (Panax vietnamensis Hà et Grushv).

Mục đích sử dụng gần giống nhau, tuy nhiên khác nhau về tính chất, hàm lượng hoạt chất và liều lượng tuỳ thể trạng người sử dụng.

Thuật ngữ: Panax, tiếng Hy lạp có nghĩa chữa lành tất cả (All healing, Panacea) và Shen – seng nghĩa là Man – root, vì củ có dạng giống người..

1. Công dụng theo YHCT: 

NS là thuốc bổ Khí (Qi, energy), tăng chức năng hoạt động tất cả cơ quan trong cơ thể.

  • Sâm Hoa Kỳ: bổ âm suy và khí suy: vị ngọt, hơi đắng; tính mát, quy kinh Tâm – Phế – Thận [3].
  • Sâm Châu Á: bổ dương suy và khí suy, có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm.

Khí là gì và khi nào cần bổ khí [3]:

Nguồn gốc: thứ nhất là thụ hưởng từ cha mẹ: bộ máy di truyền; thứ hai là từ thiên nhiên: thức ăn, nước, không khí.

Chức năng:
+ Làm ấm cơ thể: lưu thông tốt của máu động – tĩnh mạch, mao mạch, mạch bạch huyết,
+ Phòng bệnh: da, niêm mạc (nội mạc mạch máu, niêm mạc khí – phế quản, niêm mạc ống tiêu hoá), tế bào miễn dịch, bộ phận thải độc của cơ thể (gan, thận),
+ Chuyển hoá chất: hệ thống  enzyme trong cơ thể, chuyển hoá chất đường đạm bột, dự trữ.
+ Vận chuyển: nước, chất dinh dưỡng, oxygen trong máu.
+ Bảo tồn cấu trúc và họat động của mô liên kết, cơ quan, bộ phận (không sa dãn, xuất huyết…).

Biểu hiện của Khí suy: 
+ Tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi kéo dài
+ Dễ bị cảm lạnh, sức đề kháng giảm
+ Thiếu oxy mạn tính, hen, COPD, khó thở khi gắng sức, buồn ngủ, khó tập trung,
+ Hội chứng rối loạn chuyển hoá (tăng acid uric, rối loạn lipid máu, tiền đái tháo đường, vòng bụng to), rối loạn tiêu hoá,
+ Sa dạ dày, sa bộ phận sinh dục, trĩ, suy dãn tĩnh mạch, thường xuyên có vết bầm máu…

2. Thành phần hoá học [1]:

Chứa Triterpene saponins khoảng 150 loại ginsenoside (chủ yếu Rg1 và Rb1 ginsenoside), polyacetylene, Sequiterpene, polysaccharide (có nhiều trong NS Hoa kỳ, peptidoglycans…Lượng ginsengnoside trong NS Châu á thấp hơn NS Hoa kỳ [1][2][3].

3. Tác dụng của NS [1, 2, PubMed]: 

Trên nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng, NS được sử dụng phòng và điều trị một số loại bệnh sau:

  • Chống stress: tăng tính thích nghi (adaptogene) của cơ thể, tác động Hạ đồi – Tuyến yên – Tuyến thượng thận chống lại rối loạn bài tiết hormone và yếu tố gây viêm (inflammatory cytokines, đây là nguồn gốc của nhiều bệnh mạn tính không lây nhiễm). 
  • Ổn định đường huyết: tác động trên tế bào β tuyến tuỵ, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường,
  • Chống gốc tự do: ginsengnoside trong NS có vai trò antioxidant mạnh,   
  • Hạn chế sự tăng sinh của tế bào ung bướu,
  • Tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào cơ tim,
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn dương cương, 
  • Điều biến hệ miễn dịch. 

4. Lưu ý khi sử dụng:

Chọn loại NS tuỳ theo thể tạng của người sử dụng:

  • Sâm Châu Á: ưu tiên người có chuyển hoá cơ bản thấp (hàn): sợ lạnh, tay chân lạnh, không dung nạp khí hậu lạnh…(Nhược tuyến giáp, h/c thận hư nhiễm mỡ…), 
  • Sâm mỹ: dùng tốt cho người có chuyển hoá cơ bản tăng (nhiệt): cảm giác nóng, không dung nạp nóng, khô miệng khát nước, tay chân ấm nóng, tiêu bón, tiểu vàng…(cường giáp, đái tháo đường, bệnh phổi do lao…).

5. Người bị tăng huyết áp (THA) có sử dụng NS không?

Nếu người THA có biểu biện của “khí suy” vẫn sử dụng được NS. Tuy nhiên, lưu ý tính “nóng và lạnh” của cơ thể. Bước đầu thăm dò trên 59 người tự nguyện tham gia sử dụng NS Wisconsin,  sơ bộ cho thấy NS Wisconsin có tác dụng tốt cho người sử dụng như: cải thiện giấc ngủ, tăng thể lực, ổn định đường huyết, không gây tăng huyết áp ở những người được theo dõi, và chưa ghi nhận tác dụng ngoại ý.

6. Phản ứng ngoại ý: 

Nhẹ và hiếm nhưng có thể xảy ra ở vài người mẫn cảm với NS, đặc biệt những người có nhiều bệnh đi kèm và giảm chức năng gan.

Lời kết:

NS có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh lý thường gặp, kể cả bệnh THA. Nhưng để phát huy tốt hiệu quả cần sử dụng sớm, đúng liều, thể trạng người sử dụng thích hợp. Vấn đề quan trọng nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và nhà cung cấp có uy tín.

Tài liệu tham khảo:

1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2015), Tr. 804 -810, NXB Hồng Đức.
2. Đỗ Huy Bích, Đỗ Trung Đàm, Đoàn Thị Nhu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (2003), Tập II-Tr. 446 – 455, NXB KH &KT. 
3.  Xie Zhu-Fan, Best of Traditonal Chinese Medicine (1995), p. 61 – 70, NXB New world press, Beijing, China.
Nguồn internet: PubMed