TẠI SAO PHẢI THIỀN ĐỊNH
1. Thiền có tác dụng gì?
Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho kết quả tích cực của người thực hành thiền định:
- Tế bào não sản xuất ra chất Dopamine (một trong 4 chất có tên là Chất nội tiết Hạnh phúc: Dopamine, Oxytocin, Serotonin và Endorphine) giúp cho cơ thể có cảm giác hạnh phúc, hài lòng. Do thùy trán của não hoạt động trong suốt thời gian cơ thể trong trạng thái thiền định [theo chuyên gia thần kinh học: Andrew Newberg, thuộc Trường Đại học Pennsylvania].
- Trên điện não đồ (EEG): sóng điện não Alpha và Gama hoạt động mạnh khi thiền định. Sóng Alpha có liên quan đến sự tập trung và trạng thái thư giãn cơ toàn thân của cơ thể; Sóng Gama liên quan đến tâm trạng hạnh phúc [Prof. Richard Davison, Đại học Wisconsin –Madison và Cs.].
2. Thiền chữa được bệnh gì?
Hiện nay, phần lớn bệnh xảy ra bắt nguồn từ rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc. Qua kết quả nghiên cứu của nhiều công trình cho thấy cơ thể trong trạng thái: lo âu, sơ hãi, buồn chán, giận dữ…tuyến nội tiết Thượng thận sẽ tiết ra số lượng nhiều những chất có hại: Adrenaline, Cortisone…tác động xấu đến từng tế bào của cơ thể. Do đó, Thiền định sẽ là liệu pháp nền giúp hỗ trợ nhiều loại bệnh, thậm chí có những bệnh thuộc loại khó chữa. Cụ thể:
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, thiếu máu cơ tim…
- Rối loạn chuyển hóa: tăng lipid máu xấu, tiền và đái tháo đường type 2,
- Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn cảm xúc…
- Một số bệnh đường tiêu hóa: viêm – loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích…
- Giảm phản ứng viêm mạn tính (low level inflammation) có trong các bệnh mạn tính không lây.
- Tăng khả năng tập trung, phòng giảm trí nhớ (bệnh Alzheimer)…
3. Ai nên tập thiền?
Ai cũng nên tập thiền định, với mục đích phòng và chữa bệnh, không phân biệt tuổi, giới tính, hãy bắt đầu từ khi còn trẻ và nên tập từ đơn giản nhất như: tập trung chú ý đến mọi động tác hàng ngày (đưa tay cầm ly nước uống, nhai khi ăn, bước đi…), ngồi hoặc nằm tĩnh lặng, tập trung vào hơi thở, buông lõng từng nhóm cơ từ cơ mặt đến chân…