NHỮNG THẮC MẮC CHUNG QUANH VIỆC
THỤT RỬA TRỰC – ĐẠI TRÀNG
Bs. Trần Văn Năm
Hiện nay còn nhiều ý kiến trái chiều về việc thụt rửa trực – đại tràng bằng nước sạch, coffee hữu cơ hoặc nước sắc từ cây thuốc. Mặc dù việc làm này đã được biết từ những năm đầu Thế kỷ XX, do một bác sĩ người Đức thực hiện và giới thiệu, đến nay vẫn còn áp dụng, tuy chưa được công nhận chính thức trong ngành y. Nhưng qua quan sát nhiều người đã và đang thực hiện thụt rửa trực – đại tràng, ghi nhận nhiều thay đổi về sức khỏe tốt hơn so với thời gian chưa thực hiện thao tác này.
(hình minh họa trực – đại tràng, nguồn internet)
- Những ai nên thụt rửa trực – đại tràng?
- Thường xuyên táo bón, mặc dù uống đủ nước, ăn rất nhiều chất xơ từ rau, trái cây, củ, hoặc chất xơ đóng gói…nhưng vẫn khó đi tiêu,
- Đang mắc những bệnh mạn tính khó chữa trị: thừa cân – béo phì, hội chứng chuyển hóa (rối loạn lipid máu, Gout, đề kháng insulin), bệnh ung bướu…
- Sau khi đi tiêu nhưng cảm giác không hết phân, vẫn đầy tức bụng,
- Dễ dị ứng với nhiều loại thức ăn, trứng cá, chàm, viêm da mạn tính…
- Những người có nhiều dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bị “nhiễm độc”, stress oxy hóa [tham khảo Bài viết 26/2/21].
- Ai không nên thụt rửa trực – đại tràng?
- Viêm – loét cấp – mạn tính đại – trực tràng, bệnh Crohn…
- Dị tật hoặc hiện có tổn thương tại chỗ của hậu môn – trực tràng: trĩ viêm nhiễm, nứt rách – chảy máu hậu môn, dò hậu môn, ung bướu hậu môn – trực tràng,
- Suy kiệt, mất nước, suy tim, suy hô hấp nặng,
- Hiện có bệnh nặng đang chăm sóc đặc biệt, sinh hiệu (nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, oxy máu) không ổn định.
- Trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ có thai và người cao tuổi phải nằm bất động hoặc đi lại khó khăn.
- Nên thụt rửa trực – đại tràng vào lúc nào?
- Buổi sáng sớm từ 5 – 7 giờ sáng (giờ sinh lý tự nhiên, đại tràng tống xuất chất bã) ra khỏi cơ thể,
(dụng cụ thụt rửa trực – đại tràng)
- Hoặc buổi tối khoảng 21 – 22 giờ trước khi đi ngủ,
- Nên chọn những ngày nghỉ hoặc cuối tuần để không bị vội vã, tất bật.
- Cảm giác ra sao trong và sau khi thụt rửa trực tràng:
- Trong lúc bơm nước vào trực tràng: bụng có cảm giác căng, tức, buồn đi tiêu,
- Sau khi đi tiêu vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp 1 vài lần nữa, do phần nước thụt chưa tống ra hết cùng 1 lúc, không có ảnh hưởng gì đến cơ thể.
- Thụt rửa trực – đại tràng cơ thể có bị mất nước hoặc tổn thương niêm mạc ruột không?
- Không gây ảnh hưởng gì nước điện giải vì chỉ tháo ra phần nước bơm vào, không gây tiêu chảy, hay nôn ói.
- Nên uống đủ nước sạch hay nước xay – ép trái cây và bổ sung chế phẩm Probiotic, sẽ không gây rối loạn nước hay mất cân bằng lợi và hại khuẩn trong đường ruột.
- Những trường hợp bị viêm loét đại – trực tràng, chữa lành trước khi thụt rửa.
Lời kết:
Thụt rửa trực – đại tràng để thanh lọc cơ thể cũng chỉ là một trong những cách chăm sóc sức khỏe chung nhất. Cơ thể mỗi người mỗi khác, hãy tự lắng nghe và theo dõi đáp ứng của mình ra sao khi áp dụng bất kỳ một liệu pháp nào, nếu cảm nhận sức khỏe tốt hơn, giảm hoặc mất các biểu hiện khó chịu trước đó, sẽ tiếp tục. Nếu sức khỏe không cải thiện hoặc xấu hơn, nên ngưng và tham khảo khảo ý kiến của thầy thuốc.